Điều trị Mụn trứng cá

Mụn trứng cá nếu không chữa trị đúng cách, các nốt mụn có thể biến chứng, gây viêm và để lại những vết sẹo cực kỳ “xấu xí” trên da mặt. Do vậy, nếu muốn trị dứt điểm, không cho mụn tái phát thì bạn cần tìm hiểu xem mụn trứng cá là gì, nguyên nhân và sau đó là tìm biện pháp chữa trị cho phù hợp.

1. Mụn trứng cá là gì?

Bị mụn trứng cá là vấn đề mà không ít làn da gặp phải, nhất là ở những người đang trong độ tuổi dậy thì. Những nốt mụn không chỉ mất thẩm mỹ mà còn gây đau nhức, khó chịu khiến không ít người cảm thấy buồn phiền, tự ti,… Không chỉ “làm phiền” da mặt, các nốt mụn còn có thể xuất hiện ở vai, lưng, ngực,…

Mụn trứng cá thường tồn tại ở dạng các nốt đỏ, cộm và không gây đau đớn cho người bệnh. Nhưng nếu không triệt tiêu chúng kịp thời thì rất có thể chúng sẽ bị sưng viêm và gây ra đau đớn, nhức nhối vô cùng khó chịu.

2. Nguyên nhân dẫn đến mụn trứng cá:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mụn trứng cá. Theo các bác sĩ, những nốt mụn đáng ghét có thể do tình trạng tăng tiết bã nhờn dưới da, do không tẩy trang sau khi trang điểm, viêm chân lông,…

Có nhiều người còn cho rằng nữ giới sẽ hay bị mụn trứng cá hơn nam, nhưng thực tế lại không phải vậy, bởi da của nam giới sẽ tiết nhiều dầu hơn nữ, hơn nữa các “đấng mày râu” cũng ít khi chăm sóc da kỹ lưỡng nên nguy cơ nổi mụn trứng cá lại càng cao.

Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá có thể xuất phát từ các yếu tố bên trong và bên ngoài. Cụ thể như dưới đây:

2.1. Các nguyên nhân bên trong:

Rối loạn nội tiết tố: Ở những đối tượng trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, hoặc những người có lượng hormone sinh dục tăng bất ngờ (tự nhiên hoặc do dùng thuốc) khiến cơ thể tăng tiết bã nhờn. Chúng trực tiếp khiến cho các nốt mụn trứng cá xuất hiện và gây hại cho da.

Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: Những loại thuốc có chứa Corticosteroid, Androgen hoặc Lithium cũng có thể là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá.

Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình bạn có bố mẹ, anh chị em đều bị mụn thì nguy cơ bạn bị mụn là rất cao. Bởi yếu tố di truyền ảnh hưởng rất nhiều đến việc bạn bị mụn trứng cá.

Căng thẳng, mệt mỏi: Việc phải mệt mỏi, căng thẳng trong thời gian dài khiến cơ thể gặp phải tình trạng rối loạn hormone dẫn đến tình trạng mụn ngày càng nặng nề, nghiêm trọng hơn.

Mụn đầu trắng, đầu đen biến chứng: Nếu các nốt mụn đầu trắng, đầu đen lâu ngày không được xử lý sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm và biến chứng thành mụn trứng cá.

Mụn trứng cá có thể do yếu tố di truyền gây ra

2.2. Các nguyên nhân bên ngoài:

Bên cạnh những nguyên nhân từ trong cơ thể, mụn trứng cá cũng có thể “hiện hữu” trên làn da do chính thói quen ăn uống, sinh hoạt, môi trường sống. Cụ thể như dưới đây:

Rửa mặt sai cách: Việc vệ sinh da mặt không sạch sẽ khiến làn da còn tồn tại bã nhờn, từ đó, lớp vi khuẩn trên bề mặt da sẽ có cơ hội để phát triển.

Không tẩy trang sạch sẽ: Sau một ngày dài trang điểm, nếu không tẩy trang da mặt kỹ lưỡng, lỗ chân lông sẽ bị bít tắc gây viêm nang lông và dẫn đến mụn trứng cá. Vì thế, hãy dùng thêm bông tẩy trang, nước tẩy trang chứ đừng nên dùng mỗi sữa rửa mặt nhé!

Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc: Một số loại kem trộn, kem làm trắng da,… có chứa nhiều chất hóa học có thể khiến da bị kích ứng, nhiễm độc và gây nên các nốt mụn trứng cá.

Ngủ không đủ giấc, uống nhiều rượu bia: Thức khuya, uống nhiều rượu bia, cà phê có thể gây ra những rối loạn hormone trong cơ thể, khiến chức năng gan giảm sút. Khi đó, cơ thể sẽ tích tụ các độc tố, tăng cường khả năng tiết bã nhờn và gây ra mụn trứng cá.

Chế độ ăn uống không khoa học: Việc ăn nhiều đồ cay nóng, ít ăn rau xanh và trái cây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến mụn trứng cá.

Tiếp xúc với nhiều khói bụi, ô nhiễm: Thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, các chất độc hại sẽ khiến làn da bị tích tụ nhiều vi khuẩn, bã nhờn gây ra tình trạng bít tắc và hình thành nên mụn trứng cá.

3. Các loại mụn trứng cá thường gặp

Mụn trứng cá có rất nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào vị trí mọc mà chúng có những đặc điểm và tên gọi khác nhau. Dưới đây là các loại mụn trứng cá thường gặp và đặc điểm của chúng để các bạn tham khảo:

Mụn trứng cá bọc: Có đặc điểm là các nốt sần nhỏ, cứng, có màu đỏ. Chúng gây ngứa ngáy, khó chịu. Các nốt mụn có thể mọc riêng rẽ hoặc mọc thành từng mảng, khi bị vỡ sẽ chảy máu kèm mủ.

Mụn trứng cá mủ: Loại mụn này là một dạng viêm do các vi khuẩn khu trú dưới da gây nên. Chúng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh tự ti, ngứa ngáy dưới da.

Mụn trứng cá đỏ: Đây là tình trạng mụn mãn tính gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của da. Loại mụn này gây ảnh hưởng nhiều đến làn da, đặc điểm nổi bật nhất của loại mụn này là mụn đỏ và sẽ dần dày lên ở giai đoạn cuối.

Mụn trứng cá viêm: Mụn trứng cá viêm sẽ gồm các nốt sần đỏ, mụn mủ, chúng sẽ gây cảm giác đau khi chạm vào. Tình trạng mụn này do bã nhờn gây ra, để lại các vết sẹo gây mất thẩm mỹ.

Mụn trứng cá đầu đen: Được hình thành do các tế bào chết, vi khuẩn, dầu nhờn bị bít tắc ở lỗ chân lông dưới da. Khi những chất này tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa và chuyển sang màu đen. Mụn trứng cá đầu đen thường xuất hiện trên mặt và ở vùng mũi, nhưng trong một số trường hợp chúng có thể có ở lưng, ngực, cánh tay,…

Mụn trứng cá đầu trắng: Mụn trứng cá đầu trắng là một loại mụn trứng cá nhẹ với biểu hiện là các hạt trắng, nhỏ trên da. Chúng được hình thành do sự tích tụ của dầu, các tế bào chết, vi khuẩn,… Loại mụn này thường xuất hiện ở đầu mũi, trán, cằm và má.

Mụn trứng cá dạng nang: Tương tự như những loại mụn trứng cá khác, mụn trứng cá dạng nang cũng được hình thành do tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Tình trạng này gây nhiễm trùng sâu dưới da, khiến da mẩn đỏ, sưng và có mủ. Lâu ngày, những nốt mụn này có thể gây đau, ngứa ngáy thậm chí là nhiễm khuẩn nặng xung quanh vùng da,…

Mụn trứng cá ẩn dưới da: Đây là loại mụn có kích thước nhỏ thường chìm sâu dưới da. Dù không gây viêm nhưng vì loại mụn này có nhân nằm sâu dưới da tại các nang lông nên da sẽ không thể nào tự đẩy nhân mụn ra ngoài. Mụn trứng cá ẩn dưới da không gây đau đớn cho bệnh nhân nhưng sẽ khiến làn da sần sùi, thô ráp.

Làn da nhạy cảm thường xuyên phải đối mặt với mụn trứng cá

4. Các vị trí thường xuất hiện của mụn trứng cá:

Mụn trứng cá là tình trạng thường gặp của nhiều làn da. Thậm chí, nó gần như trở thành nỗi ám ảnh của mọi chàng trai, cô gái. Dưới đây là các vị trí thường xuất hiện mụn bọc và những biểu hiện cụ thể của chúng:

Mụn trứng cá ở mặt: Những người có làn da nhạy cảm thường bị mụn trứng cá ở vị trí này. Nếu quá trình điều trị không đúng cách sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng da mặt sần sùi, thậm chí là để lại các vết sẹo thiếu thẩm mỹ.

Mụn trứng cá ở má: Tình trạng mụn này thường xuất hiện khi làn da phải thay đổi môi trường, do không tẩy trang sau trang điểm hoặc do sự thay đổi nội tiết. Mụn trứng cá ở má thường mọc thành từng cụm, chúng mẩn đỏ, gây ngứa ngáy khó chịu.

Mụn trứng cá ở mũi: Loại mụn này thường sưng to, gây đau đớn, khó chịu và mất thẩm mỹ.

Mụn trứng cá ở trán: Chúng có thể là dấu hiệu cảnh rằng hệ tiêu hóa của bạn đang hoạt động không tốt. Hơn nữa, vùng chữ T cũng là khu vực nhạy cảm bởi nó thường xuyên tiết ra một lượng dầu lớn và gây bít tắc lỗ chân lông.

Mụn trứng cá ở môi: Quanh miệng và môi là vị trí rất ít khi mọc mụn. Tuy nhiên, khi khu vực này có mụn thì nó chính là biểu hiện bạn đang bị nóng trong, hoạt động của hệ bài tiết, chức năng thải độc của gan đang “quá tải”.

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường lượng rau xanh và hoa quả trong các bữa ăn…

Mụn trứng cá ở cổ: Mụn trứng cá ở cổ thường đi kèm với hiện tượng thâm đỏ, sưng tấy khiến chị em rất mất tự tin khi muốn diện đầm hở cổ. Để trị mụn trứng cá ở cổ chị em nên sử dụng một số loại mặt nạ tự nhiên hoặc một vài loại kem có thành phần an toàn cho làn da.

Mụn trứng cá ở cằm: Đây là loại mụn bọc to và cứng triền miên. Nó có thể là lời cảnh báo về vấn đề sức khỏe của bạn.

Mụn trứng cá ở lưng: Tình trạng mụn ở lưng có thể xuất hiện do rối loạn nội tiết, vấn đề về gan, viêm chân lông, nhiễm trùng da.

Mụn trứng cá mọc ở vùng kín: Mụn vùng kín là tình trạng khiến nhiều chị em phải mệt mỏi vì chúng không chỉ gây mất tự tin mà còn có nguy cơ biến chứng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản.

Phòng khám Da liễu STD Bác Sĩ Thu Thanh là một trong những nơi không những đảm bảo chất lượng dịch vụ, bác sĩ CKI giàu kinh nghiệm, trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh, chuyên nghiệp; an toàn, nhiệt tình và tiệt trùng tối đa.


ĐĂNG KÝ TƯ VẤN & THĂM KHÁM


PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẪM MỸ BÁC SĨ CKI THU THANH

Địa chỉ: 601 Xô Viết Nghệ Tỉnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Email: bsdalieuthuthanh@gmail.com

Hotline: 090 3777 372

Website: www.phongkhamdalieustd.com

Giấy phép: 001139 SYT/GPHĐ


DỊCH VỤ KHÁC


Gọi điện ZALO Chỉ đường
Tư vấn miễn phí: 090 3777 372