Điều trị bệnh Mày đay
Nổi mề đay là gì ?
Nổi mề đay là phản ứng của các mao mạch ở da trước nhiều yếu tố gây nên tình trạng phù cấp tính hoặc mãn tính ở trung bì. Biểu hiện cụ thể nhất là các nốt có màu đỏ hoặc hồng với nhiều hình dáng khác nhau xuất hiện trên da, sau đó có thể lan sang các vùng da lân cận gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Bệnh lý da liễu này tương đối phổ biến, có thể nhận biết qua dấu hiệu đặc trưng và không lây nhiễm sang người khác.
Các báo cáo y tế cho thấy, tỷ lệ mắc mề đay mẩn ngứa là 15-20%, đa số các ca bệnh đều bị tái phát bệnh nhiều lần trong đời. Đặc biệt, phụ nữ, những người trong độ tuổi từ 20-40 có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn cả.
Theo các bác sĩ, bệnh nhân nổi mề đay thường có những nốt sần phù trên da với kích thước khoảng 1mm, thậm chí lên đến vài cm. Những nốt sần này có thể tồn tại trên da trong khoảng 30-36 giờ. Căn cứ vào những đặc điểm này mà y học chia bệnh mề đay thành 2 dạng:
- Mề đay cấp tính: Thời gian bị bệnh trong vòng 24 giờ hoặc kéo dài không quá 6 tuần.
- Mề đay mãn tính: Bệnh liên tục tái phát lại nhiều lần, bị nổi mề đay kéo dài hơn 6 tuần.
Các vị trí, đối tượng dễ bị nổi mề đay
Bệnh nổi mề đay ngứa luôn xuất hiện ngoài da, tại bất cứ khu vực nào trên cơ thể con người. Tuy nhiên, những vị trí thường xuyên bị mề đay “làm phiền” nhất là:
- Mặt: Các nốt sần phù của bệnh có thể xuất hiện rải rác hoặc tập trung tại gò má, phần dưới môi khiến người bệnh mất tự tin, luôn cảm thấy khó chịu, e ngại trong giao tiếp.
- Mông: Đây là khu vực thường xuyên phải tiếp xúc, cọ sát với quần áo gây tích tụ mồ hôi. Nếu vị trí này bị mề đay sẽ càng khiến người bệnh khó chịu.
- Chân: Rất nhiều người hay bị nổi mề đay, nhất là khu vực bắp chân, các nốt sần phù mọc dọc ống chân kèm theo cảm giác ngứa ngáy.
- Hai cánh tay: Không ít người gặp phải hiện tượng nổi mề đay ở cánh tay. Tình trạng sần phù có thể gây ngứa ngáy cổ tay, bắp tay, thậm chí là toàn bộ hai cánh tay.
- Cổ: Vùng da cổ, nhất là khu vực có nhiều nếp gấp cũng thường xuyên bị nổi mề đay. Vị trí này lại càng khiến cảm giác ngứa ngáy, khó chịu thêm gia tăng.
Đôi khi mề đay không chỉ xuất hiện tại một số khu vực riêng lẻ mà còn xuất hiện trên khắp cơ thể. Tình trạng nổi mề đay toàn thân khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt.
Theo một vài nghiên cứu, các đối tượng dễ bị ngứa mề đay nhất là:
- Trẻ em: Đây là đối tượng có hệ miễn dịch còn non yếu, chưa hoàn thiện. Khi bị các tác nhân bên ngoài xâm nhập và tác động sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của các mao mạch, gây nên hiện tượng sưng phù khó chịu.
- Phụ nữ mang thai: Trong quá trình mang thai, cơ thể nữ giới có nhiều thay đổi, nhất là các vấn đề liên quan đến nội tiết tố. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bầu dễ bị mề đay – mẩn ngứa.
- Phụ nữ sau sinh: Sau khi “vượt cạn”, cơ thể người mẹ mệt mỏi vì mất nhiều sức lực, suy nhược và chưa thể phục hồi ngay. Lúc này, các yếu tố từ môi trường tác động, khiến các “mẹ bỉm sữa” dễ gặp vấn đề về da liễu hơn, trong đó có mề đay.
Nguyên nhân nổi mề đay
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay, gồm cả khách quan và chủ quan. Trong đó, có thể kể đến:
- Do các dị nguyên: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nổi mề đay dị ứng. Các tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất là: Thời tiết, thuốc, thực phẩm, lông vật nuôi, hóa – mỹ phẩm… Sau khi tiếp xúc với những tác nhân này, cơ thể người bệnh lập tức xuất hiện các triệu chứng mẩn ngứa, sần phù da…
- Do côn trùng: Những loài côn trùng như ong, kiến, sâu róm… luôn chứa nọc độc, khi chị chúng cắn, chất độc sẽ ngấm vào da và gây nên hiện tượng sưng phù, ngứa ngáy.
- Do các loại vi khuẩn và ký sinh trùng: Theo các nhà khoa học, nhiều loại virus, vi trùng, giun sán khi đi vào cơ thể cũng có thể gây nên hiện tượng mề đay khó chịu.
- Yếu tố bệnh lý: Ở những bệnh nhân mắc lupus ban đỏ, cryoglobulinemia, bệnh tự miễn… hiện tượng da bị nổi mề đay cũng có thể xảy ra.
- Yếu tố di truyền: Đối tượng có người thân trong gia đình từng bị mề đay thường dễ mắc bệnh hơn người bình thường.
Khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên (yếu tố gây dị ứng, mề đay) thì cơ thể sẽ có những phản ứng thái quá, sau đó sản sinh ra kháng nguyên để chống lại, khiến da xuất hiện các nốt mề đay. Trong trường hợp hệ miễn dịch của người bệnh suy yếu, các dấu hiệu mề đay, mẩn ngứa có thể sẽ càng trở nên nghiêm trọng.
Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết nổi mề đay
Tuy mề đay là tình trạng da liễu phổ biến, thường gặp ở nhiều người nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt với những bệnh lý khác. Bệnh nhân bị mề đay thường gặp phải các triệu chứng như:
- Da sần phù, mẩn ngứa: Đây là biểu hiện đầu tiên khi bị ngứa da nổi mề đay. Theo đó, trên da bệnh nhân sẽ nổi hàng loạt nốt ban đỏ hoặc hơi hồng – dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
- Màu sắc, kích thước các nốt sần phù: Nốt mề đay thường có màu đỏ hoặc trắng, chúng có thể nổi trên da với mọi kích thước khác nhau. Cũng chính vì vậy nhìn qua chúng rất giống với nốt muỗi đốt, đôi khi lằn dài và chằng chịt như mạng nhện.
- Luôn ngứa ngáy, khó chịu: Cảm giác ngứa ngáy là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh. Tại những vùng da bị tổn thương, người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy điên cuồng, chúng thường xuất hiện vào ban đêm tại các khu vực như chân, cổ tay, bụng, lưng.
- Da vẽ nổi: Rất nhiều bệnh nhân bị mề đay gặp phải hiện tượng này. Cụ thể, các vùng da của bệnh nhân dễ bị nổi hằn, viêm nhiễm mỗi khi gãi, chà xát.
- Da nổi mụn nước: Một số vùng da trên cơ thể xuất hiện các mụn nước li ti. Khi những nốt mụn này vỡ có thể gây chảy dịch, sau đó lây lan ra những vùng lân cận.
- Nhiễm trùng: Dấu hiệu này cho thấy bệnh đã trầm trọng và ở mức cảnh báo. Do bệnh nhân gãi liên tục, làn da sẽ trầy xước nghiêm trọng và tổn thương. Điều này tạo thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào da và gây hoại tử.
- Khó thở: Đây có thể là triệu chứng sốc phản vệ do khí quản, thanh quản của bệnh nhân bị thu hẹp. Tình trạng này nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi tình trạng nổi mề đay ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể chỉ bị ngứa ngáy, các vết mề đay nổi trên da. Nhưng nếu bệnh nhân bị nặng, các vết nổi mề đay có thể dẫn đến sốc phản vệ với các triệu chứng cơ bản dưới đây:
- Khó thở, mệt mỏi.
- Hoa mắt, chóng mặt, cảm thấy lạnh và vã mồ hôi.
- Nhịp tim nhanh bất thường, đập rối loạn.
- Ngất xỉu do không thở được…
- Đây là những triệu chứng cảnh báo nguy hiểm, cần cấp cứu khẩn cấp. Tuyệt đối không nên chủ quan, xem nhẹ mà để ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nổi mề đay có nguy hiểm không? Có lây không? Tự khỏi được không?
Mề đay là bệnh lý dễ gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, không lây qua đường tiếp xúc thông thường. Tình trạng nổi mề đay có thể khỏi hết sau khoảng 6 tuần nhưng đôi khi có thế kéo dài hơn nếu là bệnh mãn tính.
Riêng tình trạng nổi mề đay do di truyền rất khó khỏi, thường tái phát nhiều lần. Để trị bệnh hiệu quả, người bệnh nên loại bỏ các nguyên nhân gây dị ứng, đồng thời dùng một số loại thuốc trị nổi mề đay.
Theo các bác sĩ, bản chất của việc tình trạng mề đay là phản ứng của cơ thể trước các dị nguyên, tăng cường sản sinh ra histamin. Tình trạng này khiến bệnh nhân càng thêm ngứa ngáy và khó chịu, làn da dễ trầy xước. Nếu để kéo dài, bệnh nhân bị mề đay có thể đối mặt với một số vấn đề sau:
- Gây thâm sẹo, mất thẩm mỹ: Do mề đay luôn gây ngứa ngáy nên bệnh nhân thường có phản ứng gãi. Nếu liên tục gãi sẽ làm da bị trầy xước, để lại thâm sẹo, gây mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân tự ti trong sinh hoạt hằng ngày.
- Nghẹt thở, khó thở: Bệnh nhân bị sưng mạch ở khí quản và vùng họng, dẫn đến khó thở, thở gấp. Triệu chứng này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nếu không được xử lý kịp thời.
- Các vấn đề về tiêu hóa: Mày đay có thể nổi ngay trong đường tiêu hóa khiến bệnh nhân đau quặn bụng, nôn ói thường xuyên, thậm chí tiêu chảy kéo dài. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống, hấp thu chất dinh dưỡng của người bệnh.
- Gây phù nề não, tử vong: Tuy hiếm gặp nhưng đây là biến chứng tương đối nguy hiểm.
- Giãn mạch: Khi mạch máu bị giãn nở có thể dẫn đến tụt huyết áp, choáng váng. Những trường hợp không được cấp cứu kịp thời sẽ gây tử vong.
Phòng khám Da liễu STD Bác Sĩ Thu Thanh là một trong những nơi không những đảm bảo chất lượng dịch vụ, bác sĩ CKI giàu kinh nghiệm, trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh, chuyên nghiệp; an toàn, nhiệt tình và tiệt trùng tối đa.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN & THĂM KHÁM
PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẪM MỸ BÁC SĨ CKI THU THANH
Địa chỉ: 601 Xô Viết Nghệ Tỉnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Email: bsdalieuthuthanh@gmail.com
Hotline: 090 3777 372
Website: www.phongkhamdalieustd.com
Giấy phép: 001139 SYT/GPHĐ
Công dụng của cà chua với làn da
Công dụng của cà chua với làn da chính là một loại mặt nạ, một loại kem dưỡng da từ thiên nhiên giúp dưỡng da hiệu quả choLàm đẹp da với quả dứa bạn đã biết chưa
Làm đẹp da với quả dứa giúp tẩy tế bào da chết và góp phần tái tạo tế bào da mới cho bạn giúp bạn có làn da mịnLoại nước uống giúp trị tàn nhang hiệu quả
Loại nước uống giúp trị tàn nhang hiệu quả tại nhà giúp bạn lấy lại sự tự tin về làn da sáng mị, bạn xua đi bận tâm do tình trạng tànVitamin E dưỡng da mặt hiệu quả tại nhà
Vitamin E dưỡng da mặt hiệu quả mà đơn giản ngay tại nhà. Vitamin E không chỉ tồn tại trong thực phẩm tự nhiên mà với công nghệ hiện