Điều trị bệnh Vảy nến
Bệnh vảy nến là gì ?
Vẩy nến (Psoriasis) là bệnh tự miễn mãn tính dẫn đến việc hình thành các mảng da bất thường. Ở các nước Âu – Mỹ, tỷ lệ vảy nến khoảng 1 – 2% dân số. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 5 – 7% tình trạng bệnh da liễu có liên quan đến vảy nến.
ệnh vảy nến thường xảy ra khi quá trình sản xuất da diễn ra nhanh hơn bình thường. Thông thường, các tế bào da phát triển sâu bên dưới da và từ từ thay thế các tế bào da chết. Da chết sẽ bong ra và được loại bỏ khỏi cơ thể. Vòng đời điển hình của một tế bào da là một tháng.
Ở những người bệnh vảy nến, vòng đời da thường diễn ra trong vài ngày. Do đó, các tế bào da chết không có thời gian để rơi ra bên ngoài cơ thể. Sản xuất da quá nhanh dẫn đến tích tụ các tế bào da, khiến da dày, khô và sần sùi.
Đặc trưng của bệnh vảy nến là tích tụ nhanh chóng các mảng tế bào da chết. Các mảng da này thường có màu đỏ (hoặc tím ở những người có làn da sạm màu), khô, ngứa và có vảy. Vảy da bệnh vảy nến thường có màu trắng bạc, đôi khi có thể nứt nẻ gây chảy máu và đau đớn.
Vảy nến thường ảnh hưởng đến các khớp như khuỷu tay và đầu gối. Tuy nhiên, các dấu hiệu bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm tay, chân, cổ, da đầu và khuôn mặt. Ngoài ra, các loại vảy nến ít phổ biến hơn các khu vực móng tay, miệng và xung quanh bộ phận sinh dục.
Các loại bệnh vảy nến phổ biến
Một số loại vảy nến phổ biến bao gồm vảy nến thể chấm giọt, vảy nến thể mảng, vảy nến thể đồng tiền, vảy nến đỏ da toàn thân, vảy nến thể viêm khớp, vảy nến đảo ngược và vảy nến trẻ em. Dưới đây, là một số dạng vảy nến thường gặp.
1. Vẩy nến thể chấm giọt
Bệnh vảy nến thể chấm giọt đặc trưng bởi các chấm có đường kính từ 1 – 2 milimet, màu đỏ tươi, bên trên có phủ một lớp vảy mỏng màu trắng đục. Các chấm này xuất hiện rải rác toàn thân, đặc biệt là phần thân trên, dễ bong vảy, khi cạo vụn ra như bụi phấn.
Thể vảy nến này thường phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên và những người trẻ tuổi. Bệnh thường xuất hiện một cách đột ngột và có liên quan đến các bệnh viêm Amidan liên cầu khuẩn, viêm tai giữa, thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh.
Trong một số trường hợp, vảy nến thể chấm giọt có thể bị chẩn đoán nhầm thành bệnh á vảy nến thể giọt (một dạng tổn thương da gây bong vảy tương tự như vảy nến) và bệnh giang mai phát ban dạng vảy nến.
2. Vảy nến thể mảng
Bệnh vảy nến thể mảng là dạng vảy nến phổ biến nhất, theo ước tính có thể gây ảnh hưởng đến 90% người bệnh. Đây là một dạng bệnh mãn tính đã phát triển trong vài năm và có tính chất dai dẳng, khó điều trị.
Các mảng bám của vảy nến thể mảng thường có kích thước lớn, đường kính khoảng 5 – 10 cm hoặc hơn. Bệnh có xu hướng khu trú ở khu vực da bị tì đè như lưng, ngực, khuỷu tay, đầu gối, phần trước của cẳng chân và xương cùng. Các mảng da đỏ cũng có giới hạn rõ ràng, nổi cộm và rất dễ phân biệt là vùng da xung quanh.
3. Vảy nến thể đồng tiền
Vảy nến thể đồng tiền là dạng bệnh vảy nến điển hình và phổ biến. Thể này dẫn đến các đốm da tổn thương các hình tròn như đồng tiền với đường kính từ 1 – 4 cm.
Bệnh vảy nến thể đồng tiền có thể phát triển thành vài chục đám hoặc nhiều hơn, rải rác khắp cơ thể. Ngoài ra bệnh thường có xu hướng phát triển thành mạn tính, dai dẳng và khó điều trị.
4. Vảy nến đỏ da toàn thân
Vảy nến đỏ da toàn thân là một thể bệnh vảy nến nghiêm trọng, hiếm khi gặp, chiếm khoảng 1% các trường hợp bệnh. Đặc điểm của thể vảy nến này bao gồm khiến da toàn thân chuyển thành màu đỏ tươi, căng bóng, phù nề, nổi cộm, rớm dịch và có thể phủ một lớp vảy mỡ ẩm ướt.
Ngoài ra, tình trạng này khiến toàn thân không có vùng da lành lặn, ngứa dữ dội và các nếp gấp da có thể bị lở loét, nứt nẻ, rò rỉ dịch mủ và đau đớn nghiêm trọng.
Các triệu chứng liên quan khác bao gồm:
- Sốt cao
- Rét run
- Rối loạn tiêu hóa
- Suy nhược cơ thể
Thể bệnh vảy nến này thường phát triển từ vảy nến thể giọt. Ngoài ra, vảy nến không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách cũng có thể dẫn đến thể đỏ da toàn thân.Trong các trường hợp nghiêm trọng, vảy nến thể đỏ da toàn thân có thể dẫn đến tử vong do một bệnh nhiễm khuẩn nào đó.
5. Vảy nến thể viêm khớp
Vảy nến thể viêm khớp hay còn được gọi là viêm khớp vảy nến, thấp khớp vảy nến, vảy nến thể khớp. Đây là một thể vảy nến ít khi gặp và có thể dẫn đến các tổn thương khớp và da nghiêm trọng.
Hầu hết các trường hợp, vảy nến gây tổn thương da nghiêm trọng, lan rộng khắp cơ thể sau đó gây ảnh hưởng đến các khớp xương. Các tổn thương khớp phổ biến thường có triệu chứng như viêm đa khớp mạn tính, gây thấp khớp hoặc biến dạng khớp.
Vảy nến thể viêm khớp khiến các khớp sưng đau, dần dần dẫn đến biến dạng, hạn chế cử động. Một số ngón tay và ngón chân có thể bị bắt chéo, sau nhiều năm có thể gây tàn phế. Ngoài ra, trong một số trường hợp người bệnh có thể bị suy nhược cơ thể, gây tử vong do một số biến chứng có liên quan đến nội tạng.
6. Vảy nến thể đảo ngược
Thể bệnh vảy nến này thường xuất hiện ở khu vực nếp gấp da như nách, khu vực dưới ngực, rốn, kẽ mông và bẹn. Đặc trưng cơ bản của bệnh là hình thành các mảng da đỏ, giới hạn rõ ràng và có thể lan rộng ra các khu vực lân cận.
Tổn thương da do bệnh vảy nến thể đảo ngược có thể gây bong tróc da, xuất hiện vết nứt, khiến da ẩm. Điều này khiến bệnh thường bị chẩn đoán nhầm thành tình trạng hăm kẽ do liên cầu khuẩn hoặc nhiễm nấm Candida.
7. Vảy nến thể mủ
Vảy nến thể mủ là một dạng bệnh hiếm gặp và nghiêm trọng. Tình trạng này được phân thành hai loại phổ biến bao gồm:
- Vảy nến thể mủ lòng bàn tay và bàn chân: Các biểu hiện phổ biến bao gồm xuất hiện mụn mủ nổi ở giữa vùng da dày sừng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Mụn mủ có thể phát triển thành nhiều đợt, tái phát dai dẳng và thường xuất hiện ở ngón tay và ngón út. Các dấu hiệu kèm theo bao gồm sốt cao, phù nề các chi, nổi hạch ở bẹn và có thể lan rộng ra toàn thân.
- Vảy nến thể mủ toàn thân: Thường xuất hiện như một biến chứng của vảy nến thể đỏ da hoặc viêm khớp vảy nến, chiếm khoảng 20 – 40% các trường hợp. Triệu chứng lâm sàng bao gồm gây sốt cao đột ngột, mệt mỏi, xuất hiện các vùng da đỏ, nổi nhiều mụn mủ với đường kính khoảng 1 – 2 mm. Ở giai đoạn sau, người bệnh có thể bị rụng tóc, tổn thương móng, khi xét nghiệm máu có thể phát hiện nồng độ bạch cầu đa nhân trung tính cao và máu lắng tăng cao.
8. Vảy nến trẻ em
Bệnh vảy nến trẻ em thường phát triển ở trẻ mới lớn và trẻ ở tuổi dậy thì. Bệnh có xu hướng xuất hiện sau khi tiêm chủng hoặc sau khi nhiễm các bệnh viêm đường hô hấp trên. Đặc trưng của bệnh thường xuất hiện đột ngột, có thể chấm giọt hoặc hình thành một lớp vảy mỏng rải rác khắp cơ thể.
Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến
Người bệnh nên nắm rõ những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh vảy nến để có thể chủ động hơn trong việc phát hiện và nắm bắt các giai đoạn của bệnh. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến không giống nhau ở các đối tượng bệnh và phụ thuộc vào thể của bệnh.
Bệnh vảy nến thường biểu hiện với các mảng da tổn thương phân bố đối xứng, màu đỏ, có vảy với các đường ranh giới rõ ràng với vùng da lành lặn xung quanh. Vùng da bệnh thường có màu trắng bạc, ngoại trừ khu vực các nếp gấp da bệnh thường gây ra các mảng bám ẩm ướt.
Ngoài ra, một số dấu hiệu phổ biến khác của bệnh vảy nến thường bao gồm:
- Xuất hiện các mảng da đỏ, viêm, nổi cộm
- Da xuất hiện các vảy trắng hoặc các mảng bám màu đỏ
- Da khô, nứt nẻ và có thể gây chảy máu, đau đớn
- Đau nhức ở khu vực xung quanh vùng da bệnh
- Ngứa hoặc cảm thấy nóng rát xung quanh các mảng da vảy nến
- Móng tay dày hoặc xuất hiện rỗ loang lổ
- Đau và sưng các khớp
Tuy nhiên, không phải tất cả người bệnh đều trải qua các triệu chứng này. Một số người có thể xuất hiện các triệu chứng hoàn toàn khác nếu mắc các thể bệnh vảy nến hiếm gặp.
Hầu hết tình trạng vảy nến đều xuất hiện theo chu kỳ. Tình trạng này có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng trong vài ngày hoặc vài tuần, sau đó các triệu chứng có thể tự cải thiện và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Trong một vài tuần sau đó, các dấu hiệu bệnh có thể tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng nếu bị tác động hoặc gặp điều kiện thích hợp.
Trong một số trường hợp, các triệu chứng vảy nến có thể biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bệnh sẽ không tái phát trong tương lai.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh vảy nến bao gồm di truyền, rối loạn da do gen hoặc tác động bởi một số yếu tố như Stress, nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học vật lý hoặc rối loạn hệ thống miễn dịch. Bởi việc xác định nguyên nhân gây bệnh rất quan trọng, quyết định đến thành công trong quá trình điều trị.
1. Rối loạn hệ thống miễn dịch
Vảy nến là bệnh tự miễn. Bệnh xảy ra khi các tế bào bạch cầu (còn được gọi là tế bào T) tấn công vào các tế bào da.
Trong các trường hợp bình thường, tế bào bạch cầu thường tấn công và tiêu diệt vi khuẩn để chống lại nhiễm trùng. Do đó, khi hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào da sẽ gây sản xuất tế bào da quá mức. Tình trạng này dẫn đến việc da phát triển quá nhanh, bị đẩy lên trên bề mặt da, khiến tế bào da chồng chất lên nhau và gây ra bệnh vảy nến.
Nguyên nhân này thường dẫn đến bệnh vảy nến thể mảng bám. Đặc trưng cơ bản bao gồm khiến da bị viêm, đỏ và có thể nứt nẻ, chảy máu.
2. Gen và di truyền
Một số người có thể thừa hưởng các gen di truyền gây bệnh vảy nến. Do đó, nếu trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh về da thì nguy cơ mắc bệnh vảy nến thường cao hơn, tỷ lệ khoảng 12.7 – 29.8% các trường hợp.
Bên cạnh đó, gen gây bệnh vảy nến nằm trên nhiễm sắc thể số 6 và có liên quan đến DR7, B17, BW57, CW6, HLA. Các gen này có thể gây khởi phát bệnh vảy nến rất sớm và thường là bệnh vảy nến thể giọt.
3. Các nguyên nhân khác
Ngoại trừ rối loạn hệ thống miễn dịch, di truyền và gen, bệnh vảy nến có thể liên quan đến một số nguyên nhân như:
- Căng thẳng thần kinh: Có thể khiến bệnh vảy nến bùng phát hoặc khiến các dấu hiệu bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nhiễm khuẩn: Các ổ nhiễm khuẩn khu trú có thể liên quan đến việc phát sinh và hình thành bệnh vảy nến. Các bệnh nhiễm khuẩn phổ biến thường liên quan đến bệnh vảy nến thường bao gồm viêm mũi, viêm họng, viêm Amidan và thường có liên quan đến liên cầu khuẩn.
- Chấn thương cơ học vật lý: Có thể chiếm 14% các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh viêm nến.
- Rối loạn nội tiết tố: Có thể gây ra các triệu chứng bệnh vảy nến khi mang thai. Tuy nhiên, các triệu chứng có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn và có xu hướng tái phát sau khi sinh.
- Rối loạn chuyển hóa da: Chỉ số sử dụng oxy trên da ở người bệnh vảy nến thường cao rõ rệt, có thể lên đến 400% so với da thông thường. Điều này có thể gây sản sinh tế bào ở tầng đáy tăng lên 8 lần và dẫn đến việc tăng sinh tế bào thượng bì, tạo sừng trên da. Một chu kỳ chuyển hóa da bình thường mất khoảng 20 – 27 ngày, tuy nhiên ở bệnh nhân vảy nến chu kỳ chỉ mất khoảng 2 – 4 ngày.
- Các vấn đề tồn tại bên trong cơ thể theo cách nhìn của YHCT: Một số vấn đề tồn tại bên trong cơ thể bao gồm Huyết nhiệt, Thấp nhiệt, Huyết hư Phong táo, Hỏa độc thịnh,… cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra vảy nến kèm theo nhiều triệu chứng phức tạp.
Chẩn đoán bệnh vảy nến
Chẩn đoán bệnh vảy nến thường được dựa trên sự thay đổi của da và đặc trưng của bệnh. Đặc điểm cơ bản của vảy nến thường là hình thành vảy, mảng da đỏ, nổi sẩn hoặc gây đau và ngứa.
1. Kiểm tra các dấu hiệu
Hầu hết các trường hợp vảy nến có thể được chẩn đoán thông qua các dấu hiệu phổ biến. Các triệu chứng vảy nến thường rõ ràng và dễ phân biệt so với các điều kiện tương tự.
Trong quá trình kiểm tra, hãy đảm bảo thông báo cho bác sĩ về tình trạng da, lịch sử y tế hoặc bệnh án gia đình. Các thông tin này có thể hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
2. Sinh thiết da
Nếu các triệu chứng vảy nến không rõ ràng hoặc nếu nghi ngờ các bệnh lý nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể lấy một mẫu da nhỏ và kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Thử nghiệm này được gọi là sinh thiết da.
Sinh thiết da có thể chẩn đoán thể bệnh vảy nến cũng như các rối loạn da và nhiễm trùng khác.
Phòng khám Da liễu STD Bác Sĩ Thu Thanh là một trong những nơi không những đảm bảo chất lượng dịch vụ, bác sĩ CKI giàu kinh nghiệm, trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh, chuyên nghiệp; an toàn, nhiệt tình và tiệt trùng tối đa.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN & THĂM KHÁM
PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẪM MỸ BÁC SĨ CKI THU THANH
Địa chỉ: 601 Xô Viết Nghệ Tỉnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Email: bsdalieuthuthanh@gmail.com
Hotline: 090 3777 372
Website: www.phongkhamdalieustd.com
Giấy phép: 001139 SYT/GPHĐ
Công dụng của cà chua với làn da
Công dụng của cà chua với làn da chính là một loại mặt nạ, một loại kem dưỡng da từ thiên nhiên giúp dưỡng da hiệu quả choLàm đẹp da với quả dứa bạn đã biết chưa
Làm đẹp da với quả dứa giúp tẩy tế bào da chết và góp phần tái tạo tế bào da mới cho bạn giúp bạn có làn da mịnLoại nước uống giúp trị tàn nhang hiệu quả
Loại nước uống giúp trị tàn nhang hiệu quả tại nhà giúp bạn lấy lại sự tự tin về làn da sáng mị, bạn xua đi bận tâm do tình trạng tànVitamin E dưỡng da mặt hiệu quả tại nhà
Vitamin E dưỡng da mặt hiệu quả mà đơn giản ngay tại nhà. Vitamin E không chỉ tồn tại trong thực phẩm tự nhiên mà với công nghệ hiện