Bệnh lậu
Bệnh lậu là gì? Cách điều trị, nguyên nhân, triệu chứng bệnh lậu là những chủ đề được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu trong bối cảnh tỉ lệ mắc bệnh xã hội ngày càng tăng. Mời các bạn tiếp tục theo dõi tiếp bài viết để có những thông tin chi tiết nhé!
Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu (lậu mủ - Gonorrhea) là một bệnh xã hội rất phổ biến trên thế giới. Thủ phạm gây bệnh lậu là song cầu khuẩn lậu có tên khoa học là Neisseria Gonorrhoeae hoặc Gonococcus.
Phân loại: bệnh lậu cấp tính và bệnh lậu mãn tính
Mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh lậu gây ra những tổn thương đến cơ quan sinh sản và có thể gây vô sinh - hiếm muộn ở cả nam và nữ nếu không điều trị kịp thời. Đặc biệt, phụ nữ khi sinh có thể lây qua cho con gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho bé.
Biểu hiện, triệu chứng bệnh lậu ở nam giới và nữ giới dễ nhận biết
Biểu hiện và triệu chứng bệnh lậu bắt đầu xuất hiện rất sớm từ 10 - 20 ngày kể từ khi cơ thể nhiễm vi khuẩn lậu. Dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới có những khác biệt so với biểu hiện ở phụ nữ.
Biểu hiện của bệnh lậu ở nam giới
Biểu hiện của bệnh lậu xuất hiện rõ rệt ở 90% nam giới nhiễm lậu, 10% trường hợp còn lại tuy không có dấu hiệu mắc bệnh nhưng vẫn có thể truyền nhiễm vi khuẩn lậu sang bạn tình. Một số triệu chứng bệnh lậu ở nam giới:
- Chảy mủ ở dương vật, mủ có màu vàng hoặc xanh. Nhiễm trùng càng nặng thì chảy mủ càng nhiều. Theo CDC (Trung tâm phòng chống dịch bệnh Mỹ), mủ thường chảy trong vòng 2 tuần kể từ khi bị nhiễm trùng.
- Tiểu tiện bất thường: Đi tiểu nhiều lần trong ngày, cảm giác đau buốt, nóng rát khi tiểu tiện.
- Viêm mào tinh hoàn: Đối với những nam giới không xuất hiện các triệu chứng bệnh lậu ban đầu thì khi vi khuẩn lậu lan sang các vùng da xung quanh như bìu và tinh hoàn sẽ gây ra viêm mào tinh hoàn, đau háng.
- Đau hoặc sưng ở lỗ niệu đạo do niệu đạo bị viêm.
- Sưng đau tinh hoàn (Trường hợp này hiếm gặp)
- Xuất tinh ra máu.
Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới
Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới thường không rõ ràng, có đến 80% trường hợp mắc bệnh mà không có biểu hiện. Một số triệu chứng xuất hiện nếu có thường bị nhầm lẫn với viêm nhiễm phụ khoa hoặc nhiễm trùng bàng quang.
- Dịch âm đạo ra nhiều bất thường, khí hư màu hơi trắng hoặc vàng nhạt, kèm theo mùi hôi tanh khó chịu.
- Lỗ niệu đạo có màu đỏ.
- Tiểu nhiều, tiểu buốt, cảm giác nóng rát khi tiểu tiện.
- Chảy máu âm đạo dù không phải kỳ kinh nguyệt.
- Đau bụng, đau lưng, đau ở vùng chậu, đặc biệt là đau khi quan hệ tình dục nếu như vi khuẩn lậu đã gây biến chứng viêm vùng chậu.
- Bị nhiễm trùng nặng có thể bị sốt.
- Khi đi khám sẽ thấy cổ tử cung phù nề, sưng đỏ, chảy mủ và chảy máu khi chạm vào.
Một số triệu chứng bệnh lậu xuất hiện ở cả nam và nữ giới:
- Triệu chứng bệnh lậu ở miệng giống nhau ở cả nam và nữ, bao gồm viêm họng, đau họng, amidan sưng đỏ và mưng mủ…
- Biểu hiện của bệnh lậu ở hậu môn, trực tràng như hậu môn tiết dịch, ngứa ngáy khó chịu, tiêu chảy, đau khi đi đại tiện…
- Cảm giác mệt mỏi, chán ăn sức khỏe giảm sút.
Nguyên nhân gây bệnh lậu
Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh lậu
Vi khuẩn lậu gram âm Neisseria gonorrhoeae là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lậu. Để có biện pháp phòng tránh lậu mủ, chúng ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân gián tiếp xét đến ở dưới đây.
Bệnh lậu lây qua đường nào?
Vi khuẩn lậu lây truyền từ cơ thể người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục không an toàn, lây truyền từ mẹ sang con, thông qua lây truyền gián tiếp.
1. Lây truyền qua đường tình dục
Theo số liệu thống kê của CDC, khoảng 90% số ca mắc bệnh lậu là do quan hệ tình dục không an toàn. Các hình thức quan hệ bằng đường miệng, quan hệ bằng đường sinh dục thông thường, quan hệ qua đường hậu môn đều có thể mắc bệnh lậu. Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh lậu nếu có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, đặc biệt là quan hệ với gái mại dâm, quan hệ đồng tính và luyến tính…
Nếu quan hệ tình dục trực tiếp với người bệnh thì nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới rất nhiều: tỉ lệ ở nam giới chỉ khoảng 20-25%, nữ giới 65-80%, quan hệ đồng tính có tỉ lệ mắc lậu mủ còn cao hơn.
2. Lây truyền từ mẹ sang con
Mẹ mắc bệnh lậu có thể lây truyền cho con qua đường sinh thường. Khi chuyển dạ, thai nhi đi theo ống sinh ra ngoài, tiếp xúc với xoắn khuẩn ở cổ tử cung và âm đạo của người mẹ, nên dễ bị lây bệnh.
3. Lây qua đường truyền máu
Vi khuẩn lậu tồn tại trong máu của người nhiễm bệnh. Trường hợp bạn nhận máu từ người bệnh hoặc sử dụng chung kim tiêm với người mắc bệnh lậu thì khả năng bạn bị nhiễm bệnh là rất cao. Trường hợp này chủ yếu xảy ra đối với đối tượng thường xuyên tiêm chích ma túy, với việc cho và nhận máu trong bệnh viện thì trường hợp này gần như không thể xảy ra do đã có xét nghiệm kiểm tra với đối tượng hiến máu. Nếu bạn là người khỏe mạnh có vết thương hở tiếp xúc với dịch nhầy hoặc máu chứa vi khuẩn lậu thì khả năng lây nhiễm cũng rất cao.
4. Lây truyền gián tiếp (tỉ lệ rất thấp)
Vi khuẩn lậu sẽ lây truyền từ người này sang người khác thông qua các tiếp xúc gián tiếp như sử dụng chung vật dụng cá nhân, mặc chung quần áo, tắm chung bồn tắm với người mắc lậu. Tuy nhiên, vi khuẩn lậu là một vi khuẩn yếu, sẽ nhanh chóng chết khi ra ngoài cơ thể nên con đường lây truyền gián tiếp của vi khuẩn lậu thường hiếm gặp.
Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh lậu
Hiệu tượng tiểu buốt, tiểu ra máu và mủ … là biểu hiện bệnh lậu điển hình. Nếu chúng xuất hiện sau khi bạn có quan hệ tình dục với người lạ thì nên đi khám bác sĩ và đăng ký xét nghiệm bệnh lậu càng sớm càng tốt.
- Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh lậu dựa vào triệu chứng lâm sàng và tiểu sử quan hệ tình dục của người bệnh. Sau đó chỉ định một số xét nghiệm cần thiết như: nhuộm màu Gram âm để kiểm tra sự tồn tại của vi khuẩn lậu, .
- Nhuộm Gram: là kỹ thuật sử dụng loại thuốc nhuộm đặc biệt, nhuộm các thành phần của vi khuẩn để chúng nổi bật lên khi quan sát dưới kính hiển vi. Phương pháp này thường lấy mẫu ở niệu đạo hoặc mẫu nước tiểu đầu dòng (từ 20-30ml). Tuy nhiên, phương pháp này chỉ cho kết quả chính xác ở nam giới, còn nữ giới thì rất khó phát hiện vi khuẩn lậu.
- Nuôi cấy vi khuẩn: phương pháp này có độ chính xác cao giúp phát hiện vi khuẩn lậu ở bộ phận sinh dục, trực tràng, mặt hoặc cổ họng. Phương pháp này lấy mẫu bệnh phẩm rồi nuôi cấy trong môi trường phù hợp để kiểm tra xem có sự phát triển của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hay không. Phương pháp này cũng được sử dụng để kiểm tra xem vi khuẩn lậu có kháng lại loại thuốc kháng sinh nào hay không, từ đó lựa chọn loại thuốc phù hợp. Nhược điểm: vi khuẩn lậu rất nhạy cảm với nhiệt độ và môi trường nên quá trình nuôi cấy phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong phòng thí nghiệm mới đảm bảo có kết quả đúng, ngoài ra phương pháp này cũng mất khá nhiều thời gian từ 5-7 ngày.
Bệnh lậu có nguy hiểm không?
Gây ra các bệnh nam khoa, phụ khoa
Vi khuẩn lậu sau khi xâm nhập vào bộ phận sinh dục, gây ra viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn ở nam; viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng, viêm phần phụ ở nữ.
Suy giảm chất lượng sống
Bệnh lậu gây chảy mủ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp.
Bệnh nam khoa và phụ khoa làm suy giảm chức năng sinh lý và khoái cảm khi quan hệ tình dục, gián đoạn hoạt động của hệ bài tiết. Vì thế, đời sống sinh hoạt vợ chồng của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng.
Vô sinh hiếm muộn
Bệnh lậu làm viêm tắc vòi trứng, viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt… ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ giới.
Một số tác hại khôn lường khác
Bệnh lậu từ mẹ lây truyền sang cho trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ bị viêm mắt, mù mắt, viêm phổi và viêm da… làm gián đoạn sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ của trẻ.
Ngoài ra, bệnh nhân lậu nếu không điều trị, sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội khác. Đồng thời, nếu người bệnh tiếp tục quan hệ tình dục với nhiều người sẽ làm tăng nguy cơ lây bệnh ra cộng đồng.
Cách phòng ngừa bệnh lậu
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với bạn tình duy nhất. Nếu có nhiều “đối tác” hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, hạn chế các tiếp xúc trong quan hệ bằng miệng hay hậu môn.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là các vật dụng ở trong khách sạn, nhà nghỉ, nhà tắm công cộng….
- Kiểm tra sức khỏe tổng quát ít nhất mỗi năm một lần, đối với người có xu hướng quan hệ tình dục không an toàn cần đi khám định kỳ 6 tháng một lần.
- Phòng ngừa bệnh lậu từ mẹ truyền sang cho thai nhi, chị em cần chú ý khám sức khỏe phụ khoa trước khi mang thai và trước khi sinh.
- Có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp cơ thể duy trì sức khỏe và khả năng đề kháng vi khuẩn.
Bạn muốn được tư vấn miễn phí về sùi mào gà đừng ngần ngại hãy liên hệ Phòng khám Da liễu STD Bác Sĩ Thu Thanh là một trong những nơi không những đảm bảo chất lượng dịch vụ, bác sĩ CKI giàu kinh nghiệm, trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh, chuyên nghiệp; an toàn, nhiệt tình và tiệt trùng tối đa.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN & THĂM KHÁM
PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẪM MỸ BÁC SĨ CKI THU THANH
Địa chỉ: 601 Xô Viết Nghệ Tỉnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Email: bsdalieuthuthanh@gmail.com
Hotline: 090 3777 372
Website: www.phongkhamdalieustd.com
Giấy phép: 001139 SYT/GPHĐ
Công dụng của cà chua với làn da
Công dụng của cà chua với làn da chính là một loại mặt nạ, một loại kem dưỡng da từ thiên nhiên giúp dưỡng da hiệu quả choLàm đẹp da với quả dứa bạn đã biết chưa
Làm đẹp da với quả dứa giúp tẩy tế bào da chết và góp phần tái tạo tế bào da mới cho bạn giúp bạn có làn da mịnLoại nước uống giúp trị tàn nhang hiệu quả
Loại nước uống giúp trị tàn nhang hiệu quả tại nhà giúp bạn lấy lại sự tự tin về làn da sáng mị, bạn xua đi bận tâm do tình trạng tànVitamin E dưỡng da mặt hiệu quả tại nhà
Vitamin E dưỡng da mặt hiệu quả mà đơn giản ngay tại nhà. Vitamin E không chỉ tồn tại trong thực phẩm tự nhiên mà với công nghệ hiện